THAM QUAN BẢO TÀNG SỨ MINH LONG

 

Ngày 12 tháng 4, CLB DNT Doanh nghiệp Gia Đình VN phối hợp cùng công ty Minh Long tổ chức cho hội viên đến tham quan bảo tàng Sứ Minh Long tại TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Đến tham dự có chú Lý Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT, Cô Lý Ngọc Dung, anh Lý Huy Đạt, anh Lý Huy Bửu và các anh chị văn phòng công ty Minh Long, về phía CLB có sự tham dự của chị Hàng Phối Quyên – chủ tịch CLB, chị Vưu Lệ Minh – PCT CLB, anh Trương Khánh Vân PCT CLB và sự tham gia đầy đủ của 30 thành viên.

Chú Lý Ngọc Minh dành cả đời nghiên cứu và xây dựng Bảo tàng Sứ Minh Long

Tại phòng họp, chú Lý Ngọc Minh rất hân hoan và chào đón CLB, chú rất trân trọng tình cảm và tinh thần của CLB và cũng rất mong qua buổi tham quan chú có thể giới thiệu và nói hết tâm huyết mà chú đã dành một đời để nghiên cứu và xây dựng.

Trong buổi tham quan, chú Minh đã diễn giải rất tận tình từng tác phẩm, công trình kiến trúc mà chú đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết để xây dựng. Với bảo tàng này, chú đã tốn gần 20 năm để hoàn thành trong đó đã tốn 2-3 năm để hoàn thiện phần vẽ tay trên trần nhà, 8-9 năm để hoàn thiện kiến trúc và nội thất bên trong và 12 năm để hoàn thiện bức tranh sứ trải dài theo chiều dài tòa nhà.

Thể hiện văn hóa dân tộc trong tác phẩm

Khi bước vào cổng bảo tàng, các thành viên sẽ nhìn thấ

y bức tường bằng sứ được miêu tả về lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước và được lấy biểu tượng trống đồng để làm điểm nhấn, kéo dài là lịch sử ngàn năm của nước ta đến miêu tả những ngành nghề và trang phục, văn hóa của từng miền trên đất nước. Với chú, để làm được một bức tranh bằng sứ với r

ất nhiều sự khéo léo để không nhìn thấy từng vết ghép đã mất 12 năm để làm nên 1 bức tranh như thế và đây cũng là bức tranh duy nhất tại VIệt Nam. Ở chính giữa sân chính là tác phẩm “Chén Ngọc” ngoài việc trang trí thì đây cũng là một phần phong thủy của bảo tàng. Chén Ngọc có thể chứa 30 m3 nước và nằm chính giữa hồ với các linh vật quay quanh và hướng về, chú lấy họa tiết của nền văn hóa Văn Lang, vì đây chính là thời kỳ hưng thịnh và phồn vinh của đất nước với ước muốn sứ Minh Long cũng sẽ trường tồn và hưng thịnh như thế.

Đi vào cửa, thì chính là điểm đặc sắc của bảo tàng đó chính là những cây đèn chùm được làm bằng sứ và được vẽ trên trần chính là những nét vẽ tay rất tinh xảo, rất tỉ mỉ tạo nên một sự hòa quyện giữa sứ và tranh, cùng với ý nghĩa của bông sen và các chú rồng con uốn lượn quanh, như thế hiện tình mẫu tử. Bông sen như người mẹ hiền, các chú rồng như những đứa con vì đối với cha mẹ thì con cái luôn luôn con bế bỏng và lúc nào cũng nô đùa bên cha mẹ. Và hình hoa sen nằm chính giữa các chú rồng thể hiện sự tôn kính và nâng đỡ của con cái dành cho cha mẹ của mình. Tầng cuối của đèn chính là hình của 12 chú rồng thể hiện cho 12 con giáp, cũng như thể hiện sự hòa quyện giữa thiên nhiên với đất trời.

Bên cạnh việc làm sao để thể hiện của văn hóa dân tộc vào gốm sứ, chú cũng thổi hồn vào những tác phẩm của mình theo nhiều phong cách như phương tây, phương đông để tạo nên sự hòa quyện giữa văn hóa và phong cách hiện đại của phương tây.

Rất nhiều tác phẩm đã được chú đưa đến các cuộc thi, trao tặng cho các vị thủ tướng, nguyên thủ quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Qua đó lớp trẻ chúng ta càng phải lắng nghe, học hỏi nhiều hơn để không ngừng phát triển và tạo nên một thương hiệu cho mình bản thân mình. Bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật lớn – nhỏ, chú và công ty cũng không ngừng đổi mới sáng tạo để đưa gốm sứ Minh Long vươn tầm cao mới như về âm nhạc, về đạo trà..

Để lắng đọng và tạo nên một không gian nghỉ ngơi, đoàn tham quan đã được lắng nghe buổi hòa nhạc bằng nhạc cụ violin được làm bằng sứ, được thưởng thức trà lạnh và nóng đựng bằng ly sứ của công ty Minh Long.

Bốn không và Bốn có

Tại buổi tham quan, chú Minh cũng đã nói đến triết lý kinh doanh mà ông đã gói gọn qua “Bốn không và Bốn có”: Không thời gian – Không biên giới – Không giới tính – Không tuổi tác; Có văn hóa – Có nghệ thuật – Có phong cách riêng – Có hồn.

Kết thúc chuyến tham quan, chú Minh đã có buổi chia sẻ cực kỳ sâu sắc về ý nghĩa của ngành làm sứ và tại đây các bạn cũng có dịp trao đổi những thắc mắc sau khi đi tham quan bảo tàng như: là sứ thì sẽ được nung nấu với nhiệt độ như thế và tại sao phải là nung ở nhiệt độ 1380 độ C; Tại sao ly sứ lại có Ion Âm; và cách truyền lửa lại cho thế hệ sau chú đã thực hiện như thế nào?..

Truyền lửa cho thế hệ sau

Và chú cũng rất vui vẻ trả lời những thắc mắc của các thành viên, bên cạnh đó, chú cũng chia sẻ thêm về thế hệ kế thừa của công ty Minh Long, chú cũng mong muốn rằng, các thế hệ sau sẽ tiếp tục cầm ngọn lửa của cha mẹ tiếp tục nung nấu và truyền tiếp cho các thế hệ sau nữa để ngọn lửa nhiệt huyết sẽ mãi luôn được nung nấu trong mỗi thế hệ. Vì chuyện dễ làm thì làm trong thời gian ngắn, chuyện khó làm thì thời gian sẽ lâu hơn, không có việc gì là không thể làm chỉ là thời gian và cách làm của chúng ta. Khi không còn cách nào hết thì chắc chắn sẽ còn một cách để làm, chúng ta không được từ bỏ và bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Đó là những gì các thành viên đã được lắng nghe và học hỏi qua chuyến tham quan vừa qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *